Mọc răng khôn là cảm giác khó chịu mà ở tuổi trưởng thành hầu hết chúng ta đều phải trải qua. Vậy răng khôn là gì? Những dấu hiệu nào cho thấy bạn đang mọc răng khôn? Có lưu ý quan trọng gì khi xử lý răng khôn? Tất cả những thắc mắc về vấn đề này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Vuagiuongchieu.com.

1. Răng khôn là gì?

Thực chất răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 16-30 tuổi.

Do răng khôn mọc sau cùng mà vòm miệng của con người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó, răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.

Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu…

2. Triệu chứng của mọc răng khôn

Viêm nhiễm tại chỗ

Là tai biến hay gặp nhất, sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn tại chỗ răng khôn mọc lệch gây viêm tổ chức quanh thân răng. Bệnh nhân thấy đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi răng khôn, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này sẽ tái đi tái lại nhiều lần, những lần tái phát sau sẽ càng nặng nề hơn. Trong một số trường hợp không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như mang tai, má, xuống cổ, viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu… gây nguy hiểm đến tính mạng.

Gây tổn thương răng bên cạnh (răng số 7)

Răng khôn mọc lệch ngầm thường làm hỏng răng bên cạnh. Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng. Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt xa của răng số 7.

Mọc răng khôn: Triệu chứng và những lưu ý quan trọng

Quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm đến khi tổn thương lan rộng bệnh nhân mới đi khám thì lúc này nhiều khi răng số 7 đã hỏng, không thể giữ lại được. Trong khi đó bạn cần biết rằng, răng số 7 hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.

Gây u, nang xương hàm

Những nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng, những tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân để hình thành lên những khối u xương hàm như nang thân răng, K xương hàm…

Gây rối loạn về phản xạ và cảm giác

Do ở mặt có nhiều thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch ngầm chèn ép vào dây thần kinh gây mất, giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Có thể gây hội chứng giao cảm: Đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.

3. Những lưu ý quan trọng về răng khôn

– Cần nhổ răng khôn khi răng khôn mọc gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận.

– Khi răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.

– Khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng khôn trồi dài tới hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm thì nên nhổ bỏ.

– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở song hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh thì nên chỉ định nhổ.

– Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng, bệnh nhân cần làm chỉnh hình, làm răng giả.

– Đây chính là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.

Hy vọng những thông tin trên bài về mọc răng khôn hữu ích với người đọc.