Bệnh tay chân miệng là căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị đúng cách, những biến chứng nghiêm trọng của nó có thể gây ra tử vong. Cùng Vuagiuongchieu.com tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng qua bài viết dưới đây. 

1. Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh chân tay miệng nói chung là do nhiễm trùng coxsackievirus A16. Coxsackievirus thuộc nhóm virus gọi là nonovio enterovirus.

Nguồn lây nhiễm chính là do tiếp xúc với:

– Dịch tiết mũi hoặc đờm của người bị bệnh

– Tiếp xúc với nước bọn của người bệnh

– Tiếp xúc với chất lỏng từ mụn nước bị vỡ của người bệnh.

2. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

Giai đoạn ủ bệnh

Thường kéo dài từ 3 đến 6 ngày

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này sẽ bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy, bao gồm:

– Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt  nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C)

– Đau họng

– Tổn thương, đau rát ở răng và miệng

– Chảy nước bọt nhiều

– Biếng ăn

– Tiêu chảy vài lần trong ngày

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Giai đoạn toàn phát 

Giai đoạn này bắt đầu sau 1-2 ngày của giai đoạn trên. Trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

– Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.

Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da. Sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.

– Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ.

Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.

– Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da

– Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban.

Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.

3. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà 

Đối với bệnh này, không có phương pháp đặc trị nào. Cách điều trị bệnh tại nhà hữu hiệu nhất là chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt.

Hãy giảm sốt cho trẻ và cho trẻ uống nước thường xuyên. Điều này để phòng ngừa tình trạng mất nước có thể xảy ra.

Thỉnh thoảng, bạn nên cho bé súc miệng bằng các loại nước súc miệng dành riêng cho bệnh nhân mắc bệnh lây lan này.

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục cơ bản:

Cho bé ăn thức ăn lỏng

Hoặc cho bé uống nhiều nước, sữa đã được làm mát hoặc làm lạnh. Việc này giúp con tránh bị đau họng khi nuốt và tránh mất nước. Nước lạnh hoặc sữa là sự lựa chọn lý tưởng cho trẻ mắc bệnh này.

Nếu bé khó nuốt, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần của bé ra và cho bé ăn từng chút một.

Ngoài ra, những thực phẩm lạnh như kem hoặc thạch cũng rất có ích cho trẻ bị bệnh này.

Tránh cho trẻ ăn thức ăn cay, mặn

Thức ăn mặn, cay hoặc chua sẽ làm miệng bé bị tổn thương nặng hơn.

Những loại thực phẩm dạng này có thể khiến các vết loét của trẻ thêm trầm trọng hơn.

Vệ sinh sạch sẽ cho bé

– Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ

– Đừng quên giữ cho các cùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng

– Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách

– Bạn có thể bôi Xanh methylen lên các vết loét giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng

Lưu ý về sử dụng thuốc tại nhà

– Bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt hoặc đau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng thuốc cho trẻ.

– Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.

Hy vọng những thông tin trên bài về bệnh tay chân miệng hữu ích với người đọc.