Viêm amidan là căn bệnh thường gặp do nhiễm trùng. Người bệnh sẽ bị viêm và sưng to amidan. Bất cứ ai cũng có thể bị, nhưng chủ yếu thanh thiếu niên và trẻ em là những đối tượng dễ dính nhất. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây của Vuagiuongchieu.com sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về loại bệnh này. 

1. Nguyên nhân viêm amidan 

– Virus xâm nhập vào đường hô hấp

– Do cơ thể suy giảm sức đề kháng khiến cho vi sinh vật gây bệnh có sẵn ở mũi họng phát triển và gây bệnh.

– Người bệnh đã và đang bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác như cúm, sởi, ho gà,…

– Do nhiễm lạnh. Có thể vì uống nước lạnh, ăn kem, uống bia lạnh, …

– Do cấu tạo amidan có nhiều khe, hốc. Vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát triển.

– Do vệ sinh họng, miệng, răng kém.

– Thời tiết thay đổi đột ngột. Dễ dẫn đến bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao..

2. Dấu hiệu của viêm amidan 

Đau họng tái phát nhiều lần

Mỗi khi bị cảm cúm, mệt mỏi quá độ, mất ngủ, uống rượu bia hút thuốc lá, họng lại bị đau. Đồng thời họng có cảm giác vướng víu khó chịu.

Bình thường triệu chứng không rõ rệt. Nhưng thường có bệnh sử phát bệnh cấp tính.

Amidan sưng to 

– Amidan phì đại gây khó nuốt

– Giọng nói không rõ ràng

– Hô hấp không tốt

– Ngủ ngáy

– Amidan sưng to có thể gây khó thở, khó nuốt, phát âm gặp trở ngại.

Viêm amidan: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Khô họng, hôi miệng

Vi khuẩn trong amidan sinh sôi phát triển nhanh. Chất bã đậu còn sót lại trong các hốc amidan gây hôi miệng, họng khô, ngứa, vướng họng.

Biểu hiện toàn thân 

– Amidan và cột trước màng hầu xung huyết lan rộng.

– Miệng các hốc amidan có những chấm bã đậu màu vàng trắng. Có khi phải dùng que đè lưỡi ấn vào cột trước màng hầu mới từ miệng hốc lòi ra.

– Viêm amidan nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ rất khó điều trị, dễ tái phát. Thậm chí có thể chuyển thành viêm amidan mãn tính. Lúc này có thể xem xét các triệu chứng như sau:

–  Triệu chứng toàn thân:

Có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát. Hoặc hồi viêm có triệu chứng giống như viêm amidan cấp tính.

Đôi khi có toàn trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều.

– Triệu chứng cơ năng:

Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng. Đôi khi có cảm giác đau như có dị vật trong họng, đau lan lên tai.

Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, thở khò khè, ngủ ngáy to.

– Triệu chứng thực thể:

Trên bề mặt amidan có nhiều khe và hốc.

Các khe và hốc này chứa đầy chất bã đậu và thường có mủ màu trắng.

Một số dấu hiệu khác

Thường có các triệu chứng tiêu hóa không tốt, đau đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ, …

3. Cách điều trị viêm amidan  

Amidan là cơ quan miễn dịch có chức năng tạo sức đề kháng cho trẻ em chống lại nhiễm trùng. Chức năng amidan hoạt động mạnh nhất trước 7 tuổi. Sau 7 tuổi hiệu năng hoạt động của amidan giảm dần.

Nếu viêm nhiễm amidan cấp cần phải điều trị giảm đau hạ sốt với Paracetamol, Ibuprofen, các loại kháng viêm, bổ sung nước khi có sốt… Điều trị kháng sinh khi có nhiễm trùng do vi khuẩn.

Tuy nhiên, khi được chẩn đoán là tình trạng viêm nhiễm nặng (viêm trên 4 lần/ năm), amidan khi ấy trở thành ổ gây bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Lúc này cần phải thực hiện phẫu thuật đê cắt bỏ.

Có rất nhiều phương pháp cắt amidan phù hợp với thể trạng từng người bệnh. Cần có sự xem xét kỹ càng và chẩn đoán chính xác của bác sĩ chuyên khoa để xác định phương pháp phẫu thuật phù hợp trước khi tến hành cắt amidan.

Hy vọng những thông tin trên bài về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm amidan hữu ích với người đọc.