Đau bụng bên trái ở nữ giới là hiện tượng phổ biến không ít người gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đừng quá chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu dẫn đến nhiều bệnh. Nếu bạn cũng đang trong tình trạng tương tự, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vuagiuongchieu.com nhé.
1. Một số bệnh liên quan đến hiện tượng đau bụng bên trái
1.1. Các bệnh về hệ tiêu hóa
Nếu bạn có bất chợt bị đau bụng dưới, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm túi thừa cấp. Đây là một loại bệnh liên quan đến tình trạng viêm nhiễm nằm ngoài thành ruột kết. Nó được gọi là túi thừa. Với bệnh lý này, đi kèm đau bụng là một số triệu chứng khác như sốt, nôn mửa, táo bón, …
Những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột như: Viêm ruột già, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt,…
1.2. Bệnh lý về hệ sinh sản
Nếu phụ nữ đang độ tuổi sinh sản gặp những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái. Đây có thể là dấu hiệu về các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như:
– Mang thai ngoài tử cung
– Lạc nội mạc tử cung
– Sảy thai
– U nang buồng trứng
– U xơ tử cung
1.3. Hệ bài tiết gặp vấn đề
Nếu phụ nữ đau bụng bên trái, cũng có khả năng bạn đã mắc bệnh sỏi tiết niệu. Đây là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Bạn sẽ thường xuyên gặp những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác đi kèm như: đi tiểu buốt hay đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn mửa,…
Bên cạnh đó, bệnh này còn có thể gây ra những cơn đau đột ngột phần bụng dưới bên trái. Đi kèm đó, khi đi tiểu bạn sẽ thấy bị đau buốt, khó chịu, đi tiểu nhiều lần trong ngày.
1.4. Một số bệnh khác liên quan
Ngoài những bệnh thường gặp kể trên, phụ nữ cũng dễ mắc phải các bệnh khác như có vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến các cơn đau đột ngột ở vùng này.
Không nên chủ quan khi đau bụng dưới bên trái. Tình trạng này tuy phổ biến nhưng thực chất lại khá nguy hiểm. Nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá, hệ bài tiết. Thậm chí nặng hơn là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ.
Khi thường xuyên gặp tình trạng này, chị em phải tới ngay các bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám cụ thể. Phải kịp thời tìm ra nguyên nhân chính, sớm có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bên cạnh quá trình điều trị, chị em cũng cần thay đổi chế độ ăn uống của mình khoa học và hợp lý hơn. Từ đó, tình trạng sức khoẻ sẽ cải thiện. Ngoài ra, đừng quên tái khám định kỳ để được hỗ trợ sau điều trị.
2. Cách làm giảm tình trạng đau bụng bên trái
Với những trường hợp đau bụng bên trái không quá nghiêm trọng và không đi kèm những triệu chứng như ra máu, nôn mửa, … thì chị em có thể tự xử lý tại nhà. Dưới đây là một số cách làm giảm tình trạng này hiệu quả:
– Uống đủ nước: Hãy cung cấp đủ nước để cơ thể không bị thiếu dịch. Nếu có thể, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để biết lượng nước cần thiết nhất mình nên uống.
– Để nhiệt độ cơ thể về mức bình thường: Việc này giúp cải thiện cơn đau một cách nhanh chóng nhất. Bạn có thể chườm nóng bằng túi chườm chuyên dụng hoặc chai nước nóng. Điều này có tác dụng làm dịu cơn đau tạm thời.
– Ngoài ra, một số loại thuốc có thể sử dụng được như:
Thuốc giảm đau. Lưu ý phải xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Than hoạt tính và các thuốc có thành phần tương tự cho cơn đầy bụng.
Thuốc trị bệnh tiêu chảy.
Thuốc làm giảm nhu động.
Hy vọng những thông tin trên bài về đau bụng bên trái ở nữ giới hữu ích với người đọc.