Mụn cóc là loại mụn thường xuất hiện trên bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Nếu không phát hiện cũng như có phương pháp điều trị kịp thời, nó sẽ lây lan khắp người và gây khó chịu cho người bệnh. Nếu bạn chưa hiểu kĩ về mụn cóc, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vuagiuongchieu.com.
1. Nguyên nhân gây nên mụn cóc
Mụn cóc rất phổ biến. Theo thống kê, có hơn 40% dân số trên thế giới gặp phải vấn đề này. Virus HP và các siêu vi trùng khác là nguyên nhân gây nên mụn cóc. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường sau đây:
– Qua các vết trầy xước, cắn móng tay, bị vật nuôi cắn.
– Vệ sinh tay chân kém, hay đi chân đất.
Trường hợp này thường gặp ở trẻ em với tính hiếu động, ưa nghịch đất cát và chưa ý thức việc giữ vệ sinh tay chân.
– Lây từ người này sang người khác do dùng chung đồ cá nhân như khăn, kiềm bấm móng…
– Rối loạn chuyển hóa
– Sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.
Trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai
– Suy nhược thần kinh.
2. Triệu chứng của mụn cóc
– Mụn cóc thường gây khó chịu trên da.
– Đôi khi mụn cóc gây ra chảy máu nếu mụn xuất hiện ở trên mặt hay đầu.
– Mụn cóc bàn chân thường rộp và sưng lên. Có thể gây đau và dễ vỡ khi bước đi.
– Mụn cóc quanh móng chân có thể làm nứt nẻ và đau. Một số trường hợp mụn cóc bàn chân có thể tự biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm. nNhưng đa số vẫn tồn tại, phát triển và lây lan trong thời gian dài.
Vì vậy, khi chúng phát triển nhiều, to, đau, chảy máu khi va chạm, làm khó chịu, mất thẩm mỹ thì cần phải điều trị.
– Mụn cóc là những u sùi lành tính ngoài da. Việc điều trị cũng phải lành tính, không gây hại cho bệnh nhân và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn kịp thời.
3. Cách điều trị mụn cóc
Tự điều chỉnh tại nhà
– Chọn giày dép thích hợp, vừa vặn, không chật hay rộng quá.
– Giữ chân luôn khô ráo và thay tất thường xuyên.
– Dùng các miếng đế lót, đệm lót (trong giày-dép) ở vị trí có các mụn cóc để giảm đau hay khó chịu.
– Ngoài ra, có thể dùng đá bọt nhám khi tắm chà lên bề mặt mụn để giảm bớt kích thước và độ sần sùi.
Chấm acid
Khi mụn dưới 0,5 cm sử dụng dung dịch acid salicylic và lactic (duofilm, collomack). Thuốc sẽ làm tiêu hủy, bong tróc các tế bào sừng cùng với virus ở mụn cóc.
Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần mới có thể làm mụn biến mất hoàn toàn. Bệnh nhân có thể dùng những chế phẩm này tại nhà. Nhưng để sử dụng thuốc hiệu quả, cần rửa sạch vùng sẽ chấm thuốc bằng xà phòng.
Dùng vật dụng cọ sát bề mặt mụn
Cọ sát nhẹ bề mặt mụn bằng tay hay đá mài, que dũa móng tay… Thao tác này để loại bỏ lớp tế bào chết
– Thoa thuốc lên bề mặt hay ngay cuống (mụn cóc hình dây) của mụn.
– Hạn chế tối đa việc để thuốc dính ra vùng xung quanh. Thuốc sẽ khô nhanh chóng và để lại lớp thuốc màu trắng.
– Đậy kín nắp chai thuốc ngay sau khi thoa và để chỗ mát. Vì thuốc dễ bay hơi, thoa mỗi ngày 1 lần sau khi tắm. Tuy nhiên, không được tự sử dụng thuốc khi có các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim – mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, mụn cóc bị nhiễm trùng…
Chấm nitơ lỏng
– Thường chấm nito chia làm nhiều đợt. Mỗi đợt cách nhau khoảng 1-2 tuần sẽ cho kết quả tốt
– Thuốc được sử dụng là khí nitrogen ở dạng hóa lỏng nên có nhiệt độ rất thấp (-196OC).
– Thuốc ít để lại sẹo hay biến đổi sắc tố ở vị trí chấm nhưng thường gây khó chịu khi chấm. Có thể gây phồng nước và gây đau nhiều ngày sau khi chấm.
Hy vọng những thông tin trên bài về mụn cóc hữu ích với người đọc.