Tiểu đường thai kỳ là một dạng của bệnh tiểu đường. Nó thường xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở tuần thứ 24 trong quá trình mang thai. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp kiểm soát, bệnh này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé. Cùng Vuagiuongchieu.com tìm hiểu kĩ hơn về tiểu đường thai kỳ qua bài viết sau.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở mọi mức độ. Nó được phát hiện khi phụ nữ mang thai.

Tình trạng này không có triệu chứng cụ thể nên khó phát hiện. Tuy nhiên nó sẽ biến mất sau khoảng 6 tuần kể từ khi sinh.

Những đối tượng dễ mắc phải tình trạng này:

– Phụ nữ thừa cân, béo phì

– Theo gene di truyền: gia đình có người bị đái tháo đường, đặc biệt từ thế hệ thứ nhất

– Tuổi cao càng cao càng dễ mắc bệnh. Đặc biệt khi phụ nữ mang thai sau tuổi 35

– Có tiền sử về sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.

– Chủng tộc: theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người châu Á có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao nhất

– Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

2. Những triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

Như đã nói, triệu chứng này thường không xuất hiện rõ ràng. Chỉ khi đi khám thai định kỳ mới biết chính xác được. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu nếu quan sát kỹ vẫn có thể phát hiện ra:

Tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ - nỗi ám ảnh của mẹ bầu

Đi tiểu nhiều hơn

Mẹ bầu bỗng nhiên đi tiểu nhiều bất thường. Đây là do lượng glucose quá cao, vượt khỏi ngưỡng cần thiết. Từ đó nó không thể chuyển hóa hết, thận phải hoạt động với công suất gấp 3 bình thường.

Vậy nên khi có triệu chứng này, bạn nên lưu ý theo dõi để có biện pháp chữa trị thích hợp.

Khát nước thường xuyên

Tình trạng khát nước giữa đêm có thể là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng đường trong máu tăng cao, khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn, nên phải uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể.

Vùng kín bị nhiễm nấm

Các mẹ bầu có thể dễ dàng bị nhiễm nấm vùng kín, nhưng lại không thể vệ sinh bằng các loại thuốc, kem chống khuẩn thông thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men sinh sôi nảy nở, tình trạng này cũng được xem là một triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Cân nặng giảm nhanh, luôn trong tình trạng mệt mỏi

Bởi vì insulin không được sản xuất đủ và kịp thời nên đường không thể chuyển hóa thành năng lượng, khiến cho cơ thể bà bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, liên tục đói bụng và thèm ăn.

Tình trạng mờ mắt trong thời gian ngắn

Đây là triệu chứng bệnh tiểu đường ở bà bầu ít gặp, nhưng cần lưu ý, xuất hiện khi cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích nghi với hiện tượng lượng glucose trong máu gia tăng một cách đột ngột.

3. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Ăn sáng đầy đủ

Mẹ bầu đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng. Bữa sáng cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Hãy thử băt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt và một hộp sữa chua. Cũng đừng quên ăn trứng để bổ sung dưỡng chất nữa nhé.

Ăn nhiều chất xơ

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ thì lượng carbonhydrates thấp.

Không chỉ vậy, chất xơ còn kích thích hệ tiêu hóa vận động tốt. Nó có khả năng hạn chế những triệu chứng tiêu hóa khó chịu thường xảy ra trong thai kỳ. Một công đôi việc mẹ nhé!

Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày

Thay vì chỉ có 3 bữa chính, mẹ bầu nên ăn thành 5-6 bữa/ ngày. Cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ. Đồng thời cũng tạo thời gian cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng.

Cắt giảm những thực phấm chứa chất béo bão hòa

Mẹ bầu nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt… Những chất này đều rất tốt cho sức khỏe.

Hy vọng những thông tin trên bài về tiểu đường thai kỳ hữu ích với người đọc.