Cúng Giao thừa là nghi lễ không thể thiếu của người dân Việt Nam mỗi năm Tết đến Xuân về. Ngày 30 Tết âm lịch hầu hết những gia đình đều bày sẵn mâm cỗ theo những nghi thức khác nhau của từng vùng miền: Bắc, Trung, Nam. Vậy liệu lễ cúng giao thừa miền Nam có gì khác biệt so với 2 vùng miền Bắc và Trung.

Lễ cúng giao thừa hàng năm?

Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Lễ trừ tịch thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp.

Người Việt tin rằng, mỗi một năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.

Thế nên lễ giao thừa trong dân gian có thể hiểu như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân” tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới.

Đây chính là một tập tục đẹp thể hiện sự tri ân báo đức cũng như bày tỏ lòng mong ước được gia hộ cho bình an, hạnh phúc và ấm no.

Hướng dẫn cách cúng giao thừa miền Nam có gì khác biệt?

Cúng giao thừa miền Nam như thế nào?

Thời khắc giao thừa, người miền Nam cúng ngoài sân và trong nhà. Lễ cúng đơn giản với đĩa ngũ quả, hoa trang hoặc vạn thọ, sống đời, hai cây đèn cầy, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn.

Nhiều người cho biết, cúng Giao thừa ở miền Nam ngày nay đã lược bớt một số công đoạn cũng như giảm đi phần lễ. Nếu đầy đủ và “đúng chuẩn” thì mâm lễ mặn phải có thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng, chè, đặc biệt kèm thêm bắp cải thảo… tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.

Vào đúng thời điểm Giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Hiện nay, nhiều gia đình vẫn còn duy trì cách cúng đầy đủ như thế.

Trong lễ cúng giao thừa, Bài văn khấn cúng giao thừa là điều không thể thiếu. Mời các bạn tham khảo: Văn khấn tết năm Kỷ Hợi 2019.

Mâm cúng giao thừa miền Nam

Thời khắc Giao thừa, người miền Nam cúng ngoài sân và trong nhà. Lễ cúng đơn giản với đĩa ngũ quả, hoa trang hoặc vạn thọ, sống đời, hai cây đèn cầy, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn.

Nhiều người cho biết, cúng Giao thừa ở miền Nam ngày nay đã lược bớt một số công đoạn cũng như giảm đi phần lễ. Nếu đầy đủ và “đúng chuẩn” thì mâm lễ mặn phải có thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng, chè, đặc biệt kèm thêm bắp cải thảo… tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.

Vào đúng thời điểm Giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Hiện nay, nhiều gia đình vẫn còn duy trì cách cúng đầy đủ như thế.

Những lưu ý trong lễ cúng giao thừa miền Nam

Người miền Nam luôn quan niệm rằng “có kiêng có lành” vì thế những ngày đầu của năm mới, họ cũng có những tục lệ kiêng kị bắt buộc để có những khởi đầu của năm mới được suôn sẻ. Đêm giao thừa nếu không về nhà kịp thì sẽ rất vất vả ngược xuôi để làm ăn là một trong những điều kiêng kị của người miền Nam.

Điều đặc biệt, người miền Nam rất hiếu khách, nếu họ mời bạn ở lại dùng bữa, bạn đừng từ chối vì điều đó thể hiện tấm lòng của họ. Ngoài ra, người miền Nam còn kiêng kị nhiều thứ như kiêng mất chổi, kiêng làm đổ vỡ những thứ trong nhà…

Đặt chân lên miền đất Nam Bộ với những con người hoà đồng, thích ngoại giao, mến khách sẽ còn rất nhiều điều thú vị trong những nét văn hoá truyền thống và phong tục lễ Tết.

Xem thêm: Lễ cúng giao thừa và những điều cần lưu ý