Theo phong tục tập quán của người dân Việt Nam từ xưa đến nay, để chia tay năm cũ, đón chào năm mới đến, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm lễ cúng ngoài trời. Song nhiều người không biết rằng, cách chuẩn bị mâm lễ cúng giao thừa như thế nào là đúng và chuẩn nhất. Nên lưu ý điều gì trong lễ cúng giao thừa. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những điều đó.
Những lưu ý trong việc chuẩn bị lễ cúng giao thừa
Cúng giao thừa và ý nghĩa của nó?
Từ xa xưa, ông cha ta đã tin vào tập tục rằng: mỗi năm sẽ có 1 vị thần cai quản nhân gian, cứ đúng khoảnh khắc giao thừa, thần cũ sẽ trao chức cho thần mới. Vì vậy nhân dân ta làm lễ cúng tế để tiễn đưa thần cũ, đón rước thần mới.
Cúng giao thừa và những điều cần biết
Thời khắc trời và đất hòa hợp với nhau gọi là giao thừa, âm dương lúc này cũng sẽ hòa quyện để tất cả mọi vật có sức sống mới. Đây là giây phút linh thiêng và tất cả mọi gia đình đều làm lễ cúng giao thừa. Người Việt tin rằng, mỗi năm sẽ có một vị thần cai quản nhân gian, hết năm vị thần đó sẽ bàn giao công việc cho vị thần mới, cúng giao thừa để cảm ơn và tiền thần năm cũ, chào đón thần năm mới và mong sẽ có những điều tốt lành nhất. Vì thế, việc chuẩn bị lễ cúng giao thừa được mọi gai đình rất quan tâm. Những lưu ý gì trong việc chuẩn bị lễ cúng giao thừa.
- Chuẩn bị mâm cơm cúng cùng với bài văn khấn giao thừa. Mỗi năm bài khấn sẽ có sự thay đổi, theo phong tục từ xưa tương ứng 12 con giáp sẽ có các vị thần khác nhau. Trong bài văn khấn sẽ có vị thần Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chỉ thần, Thành Tào phán quân. Khi đọc bài văn khấn, gia chủ cần gọi đúng tên các vị thần, tránh gọi nhầm sẽ mất đi vẻ uy nghiêm.
- Hướng đặt mâm lễ: Chỉ nên đặt hướng Bắc, hoặc hướng Đông tuỳ theo từng gia đình (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua).
- Lễ vật cúng giao thừa: Nếu có điều kiện, nên chuẩn bị một chiếc lọng màu vàng có diềm đỏ để che nắng che mưa; Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải vàng sang trọng ngay ngắn; Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để tiễn và rước các vị cựu niên và đương niên Hành khiển;
- Lễ cúng giao thừa cần chuẩn bị hương, hoa, trầu cao, đèn nến, quần áo, mũ thần linh, thủ lợn luộc, xôi, gà trống luộc, bánh trưng, bánh kẹo,… Tất cả những thứ này phải được đặt lên mâm, gọn gàng và để ở trước cửa nhà. Để tránh những sơ xuất có thể xảy ra, gia chủ nên chuẩn bị mâm lễ thật chu đáo, cẩn thận nhằm thể hiện được lòng thành. Một mâm lễ gồm gà trống đỏ, xôi đỏ, bánh chưng xanh, cùng các loại sơn hào hải vị; 9 chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng (màu đỏ để lấy vận khí tốt, màu trắng để lấy tài lộc, màu vàng để lấy sự bình yên, may mắn); 5 chén trà 5 loại hương vị trà khác nhau (trà sen, trà nhài, trà bưởi…); Một mâm hoa quả “ngũ quả” đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền; Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá mỗi loại 99 nén; Thắp 9 ngọn nến hoặc 9 cây đèn dầu.
Vào đúng thời khắc giao thừa đến, gia chủ sẽ thắp đèn, nến, rót rượu và khấn. Bài văn khấn có thể học thuộc hoặc chuẩn bị ra giấy rồi đọc. Khi cháy hết 3 tuần hương thì hóa vàng vã để dâng lên các vị thần cai quản của năm.
Hy vọng với những thông tin, tin tức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị lễ cúng giao thừa đầy đủ nhất. Chúc các bạn một năm mới vui vẻ, ấm áp bên gia đình.