Trong báo cáo gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và các cơ quan trung ương về công tác phòng chống mại d.â.m năm 2017, UBND TP HCM cho rằng, một số văn bản pháp luật về tệ nạn này đã không còn phù hợp nữa.
Điều quan trọng nhất là cho tới hiện tại vẫn chưa có biện pháp chế tài nào đối với hoạt động mại d.â.m nam, mại d.â.m đồng tính, hay mại d.â.m chuyển giới. Trong khi đó tệ nạn này đang diễn ra phổ biến nhiều hơn trong các cơ sở kinh doanh như là nhà hàng, quán bar, các vũ trường, massage, xông hơi, xoa hóp, karaoke, hớt tóc gội đầu, cà phê đèn mờ…
Ngoài ra, quy định xử lý người bán d.â.m, mua d.â.m đồng tính nam là người nước ngoài cũng chưa được ban hành trong khi là trình trạng này đang có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn.
Theo UBND TP HCM, trong năm qua những người hoạt động m.ạ.i d.â.m có khuynh hướng khép kín, tinh vi (thông qua Internet), tổ chức người đeo bám lực lượng chức năng để nắm tình hình và đối phó. Họ điều động gái m.ại dâ.m bên ngoài và thỏa thuận khi bị bắt không khai báo về người tổ chức, môi giới, giá mua bán d.â.m…
Đặc biệt xuất hiện các đường dây tổ chức b.án d.â.m có sự tham gia của người mẫu, diễn viên, sinh viên… tại khách sạn cho các thương gia, giới làm ăn có nhiều tiền.
Hiện có khoảng hơn 10.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động m.ại d.â.m. Gần 1.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ có nghi vấn hoạt động mại d.â.m, khiêu d.âm, kích d.ụ.c, với trên 4.000 tiếp viên phục vụ.
Chủ của các có sở này thường đối phó bằng cách đăng ký thay tên người đại diện hoặc lập doanh nghiệp mới, sau khi đã bị xử lý để tiếp tục hoạt động, gây khó khăn cho ngành chức năng và không xử lý được tình tiết tái phạm.