Trầm cảm là một loại rối loạn tâm thần phổ biến. Nó có thể khiến con người bỗng dưng trở nên chán nản, kích động mạnh. Nếu không được phát hiện kịp thời, khả năng dẫn đến tự sát của người bệnh là cực kì cao. Bài viết dưới đây, Vuagiuongchieu.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị trầm cảm.

1. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Trầm cảm vừa và nhẹ, nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ phát triển thành trầm cảm nặng. Đây là nguyên nhân chính và trực tiếp nhất.

Yếu tố di truyền

Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh ở con cái cũng cao hơn người bình thường.

Giới tính

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do phụ nữ thường phải gánh vác nhiều hơn như công việc xã hội, gia đình, áp lực dồn nén, con cái không có thời gian chia sẻ, cũng như thời gian chăm sóc bản thân,…

Stress kéo dài

Căng thẳng và stress kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải sang chấn về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá shock cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Do ảnh hưởng bởi một số bệnh

Chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ,… cũng dễ mắc bệnh trầm cảm.

Mất ngủ thường xuyên

Khi đã bị bệnh trầm cảm đến giai đoạn nặng cần phải được điều trị bệnh để tránh những hậu quả xấu xảy ra.

Trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

2. Dấu hiệu bệnh trầm cảm 

Gặp vấn đề về giấc ngủ

Những người bị trầm cảm thường sẽ có cảm giác khó ngủ về đêm. Khi ngủ thường hay tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ lại được. Vì vậy nên họ ngủ rất ít, luôn trong cảm giác mệt mỏi vì thiếu ngủ.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngược lại. Người bệnh ngủ nhiều quá mức. Vấn đề về giấc ngủ càng trầm trọng, càng gây ảnh hưởng đến bệnh nhân.

Các vấn đề về ăn uống 

Chán ăn cũng là một biểu hiện đặc trưng của bệnh này. Ăn ít, không muốn ăn trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bạn bị suy nhược, gầy yếu.

Cũng có những trường hợp ngược lại là bệnh cuồng ăn, lúc nào bạn cũng có cảm giác muốn ăn và không ngừng lại được, từ đó tăng cân không kìm hãm nổi.

Tâm thần bất an, cơ thể khó chịu

Một số dấu hiệu dễ nhận biết như sau:

– Đau đầu

– Mệt mỏi trong người

– Đau tức ngực

– Khó thở

– Nhức toàn thân

– Táo bón

– Bồn chồn, bất an

– Lo âu, hồi hộp, …

Ngại giao tiếp

Đây có lẽ là triệu chứng thường thấy nhất của bệnh trầm cảm.

Những người bị mắc bệnh trầm cảm thường có biểu hiện ngại giao tiếp với bất kì ai và ngại vận động. Thường thì họ sẽ thích ở một mình im lặng và chìm trong thế giới của riêng họ.

Luôn tự ti về bản thân 

Người bệnh luôn mặc cảm về bản thân mình.

Họ luôn cảm thấy mình không xứng đáng, thua kém mọi người xung quanh. Thậm chí là luôn có cảm giác tội lỗi dù cho nó không phải là lỗi của mình.

Chậm chạp, không có hứng thú với bất kì điều gì 

Người bệnh cũng thường suy nghĩ và hành động chậm chạp hơn so với người bình thường. Họ rất khó tập trung, luôn luôn do dự trước các quyết định. Không đối phó được các tình huống cần xử lý.

Luôn có những biểu hiện mệt mỏi, cảm thấy xung quanh ảm đạm, buồn tẻ. Trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày đều không có hứng thú. Dù cho đó có là với người thân của họ đi chăng nữa.

Có ý nghĩ tự sát hoặc đã từng tự sát

Từ tâm lý bi quan, mặc cảm, tự ti về bản thân và sự bất an sẽ dẫn đến người bệnh  dễ có những hành động tiêu cực.

Họ cho đó là hình phạt mà mình cần nhận để giảm tội lỗi và thoải mái trong tâm hồn như tự hành xác. Thậm chí tự tử hoặc có dấu hiệu của tự tử.

3. Chẩn đoán trầm cảm 

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10F(1992)

Trầm cảm điển hình bao gồm ít nhất 2 trong 3 triệu chứng sau:

– Giảm khí sắc

– Mất mọi quan tâm, thích thú

– Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi, giảm các hoạt động

– Giảm tập trung chú ý

– Ý tưởng bị tội và không xứng đáng

– Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan

– Có ý tưởng và hành vi tự sát

– Rối loạn giấc ngủ

– Ăn không ngon miệng

Các triệu chứng tồn tại ít nhất 2 tuần

Không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán các bệnh lý khác

Chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM IV

Tính khí sầu muộn và hoặc từ chối những niềm vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng dưới đây

– Giảm hoặc tăng cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng

– Mất ngủ hoặc ngủ triền miên

– Kích động hoặc trở nên chậm chạp

– Mệt mỏi hoặc mất sức

– Cảm thấy vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi

– Giảm khả năng tập trung

– Có ý tưởng và hành vi tự sát

– Giảm ham muốn

Trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

4. Phương pháp điều trị trầm cảm

Dùng thuốc

Các thuốc được dùng là thuốc chống trầm cảm. Một số thuốc phổ biến như escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram. Đây là các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRI). Các loại thuốc này có thể có các tác dụng phụ như:

– Đau đầu, buồn nôn;

– Khó ngủ và căng thẳng;

– Kích động hoặc bồn chồn;

– Gây ra các vấn đề về tình dục.

Bạn phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc. Vì thuốc có thể khiến người dùng (đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những bệnh nhân đang bị kích động) có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tự trước khi thuốc thực sự có tác dụng.

Một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan. Nhưng thường phải mất khoảng 2-3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng.

Tâm lý trị liệu

Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị trầm cảm.

Liệu pháp này còn giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ. Hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn.

Liệu pháp sốc điện

Đối với bệnh trầm cảm nghiêm trọng, không thể chữa trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện.

Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong ngắn hạn.

Hy vọng những thông tin trên bài về nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị trầm cảm hữu ích với người đọc.