Tìm hiểu các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới qua từng giai đoạn. Nhận biết sớm triệu chứng giang mai giúp phòng tránh biến chứng nguy hiểm qua bài viết của sức khỏe giới tính nhé.

Bệnh giang mai ở nữ là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema Pallidum gây ra. Đây là một loại xoắn khuẩn có dạng lò xo với từ 6 – 14 vòng xoắn, có khả năng sinh sôi nhanh chóng trong cơ thể. Chỉ trong vòng 30 giờ, số lượng vi khuẩn có thể nhân đôi, gây ra những tổn thương nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở phụ nữ

dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ

Bệnh giang mai ở nữ giới thường có nhiều con đường lây nhiễm khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường lây nhiễm chính của bệnh giang mai. Vi khuẩn Treponema Pallidum có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước nhỏ trong niêm mạc da khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su. Quan hệ bằng đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng đều có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Lây nhiễm qua đường máu: Nếu sử dụng chung bơm kim tiêm, truyền máu hoặc tiếp xúc với máu của người mắc bệnh, bạn có nguy cơ bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị giang mai có thể truyền bệnh cho thai nhi qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh nở.
  • Tiếp xúc với vết thương hở:  Nếu vô tình chạm vào các vết loét hoặc dịch tiết từ người bệnh qua các vết thương hở trên da, bạn có thể bị lây nhiễm bệnh.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ qua từng giai đoạn

Giai đoạn 1: Xuất hiện săng giang mai

  • Sau khoảng 21 ngày kể từ khi nhiễm bệnh, vùng sinh dục (âm đạo, môi lớn, môi bé) hoặc miệng của người bệnh sẽ xuất hiện vết săng giang mai.
  • Đây là những vết loét tròn hoặc bầu dục, có đường kính 0.3 – 3 cm, không gây ngứa, không đau, không chảy mủ.
  • Sau 3 – 6 tuần, các vết loét này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị, khiến nhiều người chủ quan không đi khám.

Giai đoạn 2: Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ phát ban toàn thân

Phát ban toàn thân

  • Sau giai đoạn đầu, nếu không điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 2 với biểu hiện nổi ban đỏ hoặc nốt sần trên da.
  • Ban xuất hiện chủ yếu ở bẹn, mạn sườn, lưng, bụng, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Một số triệu chứng khác như sốt nhẹ, đau họng, rụng tóc, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ cũng có thể xuất hiện.
  • Sau 3 – 6 tuần, các triệu chứng này cũng tự biến mất mà không cần điều trị.
Một số triệu chứng khác như sốt nhẹ, đau họng, rụng tóc
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh giang mai ở nữ cần biết

Giai đoạn tiềm ẩn: Không có triệu chứng rõ ràng

  • Giai đoạn này có thể kéo dài vài năm mà không có triệu chứng rõ rệt.
  • Vi khuẩn giang mai vẫn tồn tại trong cơ thể và tiếp tục tấn công vào các cơ quan nội tạng như tim, gan, não, hệ thần kinh.
  • Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Giai đoạn cuối: Tổn thương nghiêm trọng đến nội tạng

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh giang mai, có thể kéo dài 10 – 20 năm hoặc hơn. Bệnh nhân có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng như:

  • Tổn thương não: Dẫn đến suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, mất kiểm soát hành vi.
  • Tổn thương tim mạch: Gây viêm động mạch chủ, suy tim, đột quỵ.
  • Tổn thương xương khớp: Khiến xương giòn, dễ gãy, đau nhức dai dẳng.
  • Tổn thương mắt: Dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh giang mai có lây không?

Bệnh giang mai có lây không?
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ? Bệnh giang mai có lây không?

Câu trả lời là CÓ. Bệnh giang mai lây nhiễm nhanh chóng qua các con đường sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn (âm đạo, miệng, hậu môn)
  • Dùng chung kim tiêm, truyền máu từ người bệnh
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, vết loét giang mai
  •  Lây từ mẹ sang con khi mang thai hoặc sinh thường

Do đó, việc phòng tránh và điều trị sớm là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Xem thêm: Hiện tượng sùi mào gà ở nam và các dấu hiệu cần lưu ý

Xem thêm: Các triệu chứng của bệnh lậu cảnh báo không nên bỏ qua

Cách phòng tránh bệnh giang mai mà chị em nên biết

  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Luôn sử dụng bao cao su khi phát sinh tình dục
  • Không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Không quan hệ với người có dấu hiệu mắc bệnh.
  • Không sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ
  • Nên kiểm tra sức khỏe sinh sản 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm.
  • Nếu có quan hệ tình dục không an toàn, hãy xét nghiệm sàng lọc giang mai ngay.
  • Phụ nữ có bầu cần xét nghiệm giang mai. Nếu phát hiện bệnh sớm, mẹ bầu có thể được điều trị để tránh lây nhiễm cho thai nhi.

Hy vọng rằng với các thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây thì bạn đọc đã nắm được dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ như thế nào rồi nhé.